Table of Contents
DÂN TỘC DAO ĐỎ
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
1. Nơi sinh sống:
Bạn có thể tới thăm người Dao Đỏ ở bản Bản Lếch, Nậm Tóong và Sử Pán.
2. Lịch sử:
Nguồn gốc của người Dao Đỏ không rõ ràng. Người ta đoán rằng họ di cư tới không lâu trước khi người H’mong tới vào thế kỉ 18.
3. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ nói của người Dao Đỏ thuộc hệ ngôn ngữ H’mong – Dao.Chữ viết dựa trên các kí tự tiếng Trung được điều chỉnh để phù hợp với cách đánh vần của họ.
VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG
1. Các tín ngưỡng:
Tôn giáo Dao có các thành phần của cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.Họ thờ tổ tiên của gia đình cùng với Bàn Vương, người được cho là thủy tổ của người Dao.
2. Trang phục:
Những người phụ nữa Dao Đỏ thường mặc một chiếc áo trùng trùm qua quần.Trang phục của họ nhiều màu sắc và được thêu ở cả hai mặt vải.Những người đàn ông điển hình mặc một chiếc áo ngắn với quần dài và đeo khăn đội đầu. Cả đàn ông và phụ nữa đều có một miếng vải dệt hình vuông ở đằng sau lưng áo để thể hiện họ là con của các vị thần. Họ có các kiểu tóc tương đồng – tóc dài trên đỉnh đầu, các phần khác được cạo sạch sẽ.Nhiều phụ nữa còn cạo cả lông mày nữa.Phụ nữ cũng đeo khăn tam giác màu đỏ nổi bật được trang trí bằng tiền bạc và các sợi tua rua màu đỏ.
3. Nhà cửa:
Phương thức chọn đất xây một ngôi nhà mới rất quan trọng với người Dao Đỏ. Vào ban đêm, hộ gia đình sẽ đào một cái hố to bằng cái bát và đổ đầy gạo vào đó đại diện cho con người, bò, tầy, tiền bạc và của cải. Gia đình sẽ biết được nơi để xây nhà dựa trên những giấc mơ. Vào buổi sáng, gia đình sẽ đào hố lên, nếu gạo còn, nếu gạo không còn, ngôi nhà sẽ được xây ở 1 nơi khác.
4. Tổ chức xã hội:
Những người đàn ông Dao Đỏ đóng vai trò trụ cột trong gia đình, cộng đồng và kinh tế.Họ cũng đóng vai trò chính trong các nghi lễ như làm đám cưới, đám tang và xây nhà mới.Người Dao có rất nhiều họ khác nhau.Mỗi dòng dõi có hệ thống riêng đặt tên đệm để phân biệt các thế hệ với nhau.
5. Việc sinh nở:
Những người phụ nữ Dao Đỏ thường sinh ngay trong phòng ngủ của họ với sự giúp đỡ của mẹ và các chị em. Trẻ mới sinh được tắm bằng nước nóng. Gia đình mang những cành cây xanh hoặc hoa chuối tới trước cửa để ngăn chặn linh hồn của dữ mang tới điều xấu và bệnh tật tới cho đứa trẻ.Khi đứa trẻ được 3 ngày tuổi, họ tổ chức 1 nghi lễ để vinh danh người mẹ.
6. Hôn nhân:
Các bậc cha mẹ chọn đối tượng cho con trai của mình. Khi chàng trai mười bốn hoặc mười lăm tuổi, cha của cậu sẽ đưa cậu đi gặp các cô gái mà ông nghĩ là phù hợp và khỏe mạnh, có thể giúp đỡ việc trong nhà. Cặp đôi được chọn để kết hôn sau đó phải tham khảo ý kiến của thầy tiên tri người sẽ đánh giá sự phù hợp của họ bằng phương thức sử dụng chân và và tử vi.
Giá trị của cô gái dựa vào số tiền bạc, gà, lợn, rượu gạo mà nhà trai đưa tới gia đình cô.
Trong suốt lễ cưới, theo phong tục sẽ có một sợi dây dài được kéo tới ngay trước đám cưới. Chú rể cõng cô dâu trên lưng, và cô ấy phải bước qua một đôi kéo để vượt qua ngưỡng cửa vào nhà chú rể.
Khi một gia đình không có con trai, các bậc cha mẹ có thể mua một chàng rể người vui vẻ chấp nhận sống tại nhà cô dâu. Tuy nhiên, nếu một chàng trai quá nghèo mà gia đình không thể lo nổi sính lễ, anh ta sẽ phải sống ở nhà cô dâu – điều này có thể là một nỗi xấu hổ lớn.
7. Đám tang:
Khi có người trong gia đình chết đi, con cái của họ phải mời tới một người đàn ông được gọi là “thầy tào” để giám sát các nghi lễ và tìm đúng nơi để chôn cất. Người chết được bọc trong một tấm thả, nằm trong quan tài đặt trong nhà của họ và được khi tới chôn ở ngôi mộ dựng bằng đá.Trong quá khứ, nếu người chết hơn 12 tuổi thì thi thể sẽ được hỏa táng.
Các nghi lễ đám tang được tổ chức để đảm bảo cho người chết được yên nghỉ. Trong nghi lễ diễn ra 3 ngày, thường trùng với nghi lễ khai sinh của các cậu bé Dao Đỏ. Ngày đầu tiên thả tự do cho linh hồn của người chết, ngày thứ 2 là thời gian để thờ cúng người chết tại nhà, và ngày thứ ba là để khai sinh cho cậu bé.
Cậu bé sẽ được ngồi trên một khối đá ở vị trí cao nhất trong bản cho tới khi cậu rơi xuống những chiếc võng được treo bên dưới. Điều này thể hiện rằng cậu bé từ trên trời rơi xuống và sinh ra trên trái đất, một biểu tượng tín ngưỡng của người Dao Đỏ về niềm tin họ chính là hậu duệ trực tiếp của các vị thần.6
DÂN TỘC KHÁC TẠI SAPA
Dân tộc Red Dao tại Sapa, Vietnam
Dân tộc Tày tại Sapa, Vietnam
Dân tộc Xa Phó tại Sapa, Vietnam
Dân tộc Giáy tại of Sapa, Vietnam