water season in sapa5

DÂN TỘC XA PHÓ

Table of Contents

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

1. Nơi sinh sống:

Bạn có thể tới thăm người dân tộc Xà Phó ở bản Mỹ Sơn.

2. Lịch sử:

Người dân tộc Xa Phó tới Việt Nam vào khoảng 200 – 300 năm trước.Một vài người tin rằng trang phục của họ đã chỉ ra họ di cư tới từ các hòn đảo ở Nam Á, như Malaysia và Indonesia.

3. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.Các dân tộc thiểu số khác nói rằng người Xà Phó có thể nói được hầu hết các ngôn ngữ trong vùng, nhưng rất khó để nghe hiểu được ngôn ngữ của họ vì nó như tiếng chim hót.

VĂN HÓA NGƯỜI XA PHÓ

1. Trang phục:

Quần áo của người Xà Phó rất khác với các dân tộc thiểu số khác.Những người phụ nữ mặc áo cộc với một chiếc váy dài được làm từ sợi đay nhuộm màu chàm. Họ sử dụng chỉ màu đỏ sáng để thêu hình trang trí lên quần áo.

2. Tổ chức xã hội:

Cộng đồng người Xà Phó đặc biệt mạnh mẽ và tình láng giềng đóng vai trò quan trọng trong các bản của họ.Nếu một gia đình không có thức ăn, họ có thể tới thăm những người hàng xóm của mình vào các bữa ăn.Nếu cả hai gia đình đều không có thức ăn, họ có thể tới nhà của một gia đình khác cùng với nhau.Nếu không ai trong làng có thức ăn, tất cả sẽ cùng nhau đi tìm hoa quả và rau củ trong rừng. Khi một gia đình giết một con gà hoặc lợn, tất cả mọi người trong làng có thể tới để ăn mà không cần mời.

Họ là một dân tộc bán du mục; họ trồng lúa khô, nhưng phần lớn thời gian trong năm họ sống dựa vào những gì thiên nhiên ban tặng.Trong khi các dân tộc khác có thể sống cùng nhau trong các bản, những người nhút nhát này sống tác biệt. Chỉ có một tộc người sống ở Sa Pa, và họ có mức sống rất thấp so với các dân tộc thiểu số khác trong cùng thung lũng.

3. Việc sinh nở:

Sau khi một phụ nữ sinh con, những người lạ sẽ không được phép vào trong nhà. Gia đình đội mũ cho một cái cột trước nhà của họ, hoặc sử dụng một chiếc cột được làm cho đen đi với các cành cây có lá được gắn bên trên gọi là dum dum để cảnh báo mọi người tránh xa.Một nghi lễ đặt tên được thực hiện 12 ngày sau đó.Mỗi người sẽ có 2 tên – một tên được dùng trong tình huống bình thường, và một tên khác khi họ cúng bái tổ tiền và được cúng bái sau khi đã chết.

4. Hôn nhân:

Những người Xa Phó trẻ có quyền có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Dân số của dân tộc Xa Phó rất ít, nên những người đàn ông muốn đảm bảo ràng đối tác có thể sinh con. Đám cưới được tổ chức sau khi cặp đôi trẻ biết được người phụ nữ đã mang thai. Cô dâu tương lai bắt đầu may váy cưới trong khi chú rể chuẩn bị lợn, gà và các thức ăn khác cho đám cưới.

5. Đám tang:

Người chết được đặt giữa nhà, đầu hướng về phía bàn thờ gia đình.Nước còn lại sau sử dụng để rửa mặt cho người chết được để cho bay hơi. Phải có một bát gạo và một đôi đữa và một con gà nướng cạnh bàn thờ. Con Cái của người chết đặt rơm xung quanh quan tài gỗ, vì họ từng sử dụng rơm để làm đệm. Quan tài được chôn ở phần mộ hoặc một cái lăng. Rất nhiều người phải tham dự lễ tang để đảm bảo rằng linh hồn người chết không ở trong lăng mộ hoặc nghĩa trang.

6. Nhà cửa:

Người Xa Phó sống trong các ngôi nhà một nửa là nhà sàn và một nửa là nhà đất. Nội thất rất đơn giản và được làm bằng tre hoặc mây.

7. Các hoạt động nghệ thuật:

Người Xa Phó nhảy múa trong nhiều dịp – đám cưới, đám tang, sinh em bé, ngay cả khi họ hết thức ăn. Điệu nhảy của họ khác với các dân tộc khác.Cùng với một tiếng trống, họ cùng nắm tay nhau và nhảy thành một vòng tròn xung quanh đống lửa.